HƯỚNG DẪN VỆ SINH MÁY LẠNH ĐÚNG CÁCH NGAY TẠI NHÀ

Ngày đăng: 27/06/2024 04:08 PM

1. Chu kỳ vệ sinh máy lạnh


Số lần vệ sinh máy lạnh định kỳ sẽ tùy thuộc vào môi trường và tần suất sử dụng trong năm, bao lâu thì nên vệ sinh máy lạnh một lần cụ thể tùy trường hợp như sau:

 

Đối với hộ gia đình: Khoảng 3 - 4 tháng/lần (nếu mở và sử dụng mỗi ngày) hoặc 6 tháng/lần (nếu sử dụng 3 - 4 ngày/tuần).


Đối với công ty và nhà hàng: Khoảng 2 - 3 tháng tùy vào môi trường có bụi bẩn ít hay nhiều.


Đối với các cơ sở kinh doanh, xí nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất: Vệ sinh hằng tháng vì máy hoạt động liên tục với tần suất cao.

 

 

2. Các bước vệ sinh máy lạnh tại nhà


Bước 1: Kiểm tra khả năng làm lạnh của máy

 

Trước khi tiến hành vệ sinh, bạn cần phải kiểm tra khả năng làm lạnh của máy bằng cách điều chỉnh xuống nhiệt độ thấp nhất.

 

Tiếp theo, bạn hãy dùng remote để kiểm tra các chức năng khác của máy lạnh. Ví dụ như điều khiển cánh quạt tản gió xem có hoạt động bình thường không. Nếu mọi thứ đều ổn thì hãy chuyển sang bước tiếp theo.

 

Nếu thiết bị hư hỏng hoặc gặp trục trặc khi vận hành thì bạn cần liên hệ trung tâm sửa chữa, bảo hành để khắc phục lỗi trước khi tiến hành quy trình vệ sinh máy lạnh.

 

Bước 2: Ngắt điện máy lạnh

 

Nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh máy lạnh, bạ n hãy ngắt nguồn điện kết nối với máy lạnh.

 

 

Bước 3: Vệ sinh dàn lạnh

 

Trước tiên, bạn tháo quạt đảo gió, mở nắp máy lạnh theo chiều từ dưới lên trên và lấy tấm lọc bụi ra. Dùng tua vít tháo ốc cố định vỏ máy trên dàn lạnh. Sau đó, bạn tiến hành dọn dẹp bụi bẩn.

 

Bạn dùng túi vệ sinh bao toà n bộ thân máy. Kế tiếp, bạn dùng dung dịch vệ sinh máy lạnh làm sạch các bộ phận trong dàn lạnh như cánh quạt lồng sốc, bộ lọc không khí và cá c bộ phận khác. 

 

Bước 4: Vệ sinh dàn nóng

 

Bạn tháo vỏ bảo vệ ở mặt trước dàn nóng, dùng vòi xịt để rửa lớp bảo vệ này. Kế tiếp, bạn vệ sinh cánh quạt và những góc bị bám bụi bên trong.

 

Sau khi đã xịt rửa các bộ phận dàn nóng, bạn dùng khăn khô lau sạch sẽ. Bạn không nên xịt nước trực tiếp vào khu vực chứa bo mạch, dễ dẫn đến hư hỏng